các bệnh truyền nhiễm

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp

Do khái niệm bệnh truyền nhiễm là một khái niệm rộng. Nó bao gồm nhiều loại bệnh lý phức tạp khác nhau. Do đó, con đường lây bệnh giữa các căn bệnh khác nhau cũng nhiều đặc điểm da dạng. Đường lây truyền có thể chỉ một hoặc nhiều đường phối hợp, có thể mức độ lây lan không phải là giống nhau giữa các hình thức.

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp

Gồm có:

1. Bệnh truyền nhiễm lây lan qua hô hấp

Thông qua các giọt bắn, thường đặc biệt tăng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Các giọt bắn này có thể lơ lửng trong không khí một khoảng thời gian và bám vào đủ loại bề mặt. Do đó, đây là cách thức đặc biệt dễ lây lan. Do khả năng phát tán cao và khó kiểm soát thông thường. Cộng đồng càng đông đúc thì việc này càng không thể lường được.

Các bệnh lây qua đường hô hấp rất phổ biến gồm nhiều loại “nổi danh” như:

  • Lao.
  • Cúm.
  • Nhiễm não mô cầu.
  • Thuỷ đậu.
  • Sởi.
  • Viêm phổi do virus (SARS, COVID19).
  • Bệnh bạch hầu.

2. Bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hoá

Hay còn gọi là đương phân miệng. Đây cũng là một hình thức lây nhiễm phổ biến, đặc biệt là các bệnh tiêu hoá. Các mầm bệnh này sẽ lây qua đường ăn uống, thực phẩm và nguồn nước. Ngoài ra, không quản lý tốt vệ sinh nơi sinh sống, đặc biệt là nguồn phân thì tăng nguy cơ lây nhiễm qua đường này gấp nhiều lần, phân người hay phân động vật đều có nguy cơ.

Một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá nổi bật:

  • Tả, bệnh này có thể gây dịch lớn nếu kiểm soát không tố.
  • Bệnh lỵ. có thể do lỵ trực trùng hoặc lỵ amib.
  • Thương hàn.
  • Viêm gan siêu vi A.

3. Bệnh truyền nhiễm lây qua tiếp xúc trực tiếp

Lây qua đường máu: Viêm gan siêu vi B, nhiễm virus HIV, viêm gan siêu vi D, sốt rét,…

Tiếp xúc dịch tiết, qua quan hệ tình dục: Sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV, nhiễm Herpes…

Ngoài da: ghẻ, nấm da,…

4. Bệnh truyền nhiễm lây qua động vật trung gian truyền bệnh

Trong cách thức này, con vật trung gian truyền bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đường lây truyền. Là một yếu tố cấu thành và khi chặn nguồn tiếp xúc động vật này có thể làm giảm khả năng mắc bệnh. Những gương mặt quen thuộc trong nhóm này bao gồm:

  • Sốt xuất huyết thông qua muỗi vằn.
  • Viêm não Nhật Bản thông qua mũi culex.
  • Sốt rét thông qua muỗi Anophen.
  • Bệnh dại thông qua chó.
  • Dịch hạch thông qua chuột.
  • Tôm, nghêu, sò, ốc,…  trung gian của nhiều loại sán, ấu trùng, ký sinh trùng như vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, amip, ….

5. Bệnh truyền nhiễm lây truyền từ mẹ sang con

Đây được gọi là lây truyền dọc, trong khi những phương thức trên được gọi là lây truyền ngang. Một số bệnh lý phổ biến có thể lây từ mẹ sang con. Thông thường đa phần các trường hợp, con mắc bệnh sẽ nặng nề hơn mẹ. Thậm chí có những trường hợp thai kỳ sẽ gián đoạn do hậu quả của sự lây nhiễm. Một số bệnh có thể đi theo con đường từ sản phụ đến thai nhi bao gồm:

  • Nhiễm virus rubella.
  • Viêm gan siêu vi B.
  • Nhiễm HIV.
  • Giang mai.
  • Nhiễm virus HPV.

Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Gồm nhiều loại bệnh khác nhau nên hậu quả cũng khác nhau. Có những căn bệnh rất nặng nề và để lại hậu quả khủng khiếp có thể trên phạm vi cộng đồng hoặc cá thể.

Trong lịch sử, đã có nhiều trận đại dịch cuớp đi một con số khổng lồ các sinh mạng: Dịch hạch, cúm, đậu mùa, tả,… Do việc kiểm soát không tốt. Ở góc độ từng cá nhân, có thể mắc bệnh rồi sẽ tự khỏi hoặc dưới sự hỗ trợ của y học hiện đại như thủy đậu, cúm,… Tuy nhiên, một số bệnh như Viêm Não Nhật Bản, Viêm màng não, dại, đều mang lại hậu quả tối tăm hơn cho người bệnh.

Gọi là bệnh lây nhiễm, nên cộng đồng, khu vực dịch tễ và mặt bệnh “nổi bật” cần phải được phòng ngừa và ngăn chặn. Ví dụ ở Việt Nam, chúng ta có chiến dịch tiêm ngừa lao, có phổ biến chủng ngừa viêm gan siêu vi B, Sởi, bại liệt, bạch cầu, ho gà, …

Các bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam

1. Sốt xuất huyết

Là một trong những bệnh lý phổ biến và hàng năm đều có mắc mới với số lượng đáng kể. Bệnh không có vắc xin phòng ngừa và luôn luôn “nổi lên” vào các mùa mưa trong năm.

Sốt xuất huyết mức độ thay đổi, có thể nhẹ chỉ cần bổ sung nước và nâng đỡ. Nhưng có những trường hợp bệnh có thể diễn tiến rất nặng, bất ngờ và dẫn tới mất dịch, mất máu, tổn thương cơ quan, bệnh nhân có thể sốc và tử vong trong sự bất lực của thầy thuốc. Do đó, cần nhận diện sớm và can thiệp ngay khi cần để bảo vệ sức khoẻ cho người bệnh.

2. Tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng ở trẻ là một trong hai bệnh lý sốt cho siêu vi cần đặc biệt lưu ý ở trẻ em. Bệnh còn lại là sốt xuất huyết. Tay chân miệng đa phần thì ít nguy hiểm khi được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhưng nếu Tay chân miệng mức độ nặng thì hệ thần kinh sẽ bị tổn thương và trẻ có thể nguy kịch. Do đó, khi trẻ sốt và xuất hiện đau họng, tăng tiết nước bọt, loét miệng, tay chân nổi ban đỏ thì cần lưu ý đi khám ngay nhé.

3. Viêm gan siêu vi B

Bệnh là một căn bênh “hot” của Việt Nam chúng ta và cũng là một trong những vấn đề “đau đầu” nhất khi tỉ lệ lưu hành của viêm gan siêu vi B rất đông đúc. Viêm gan siêu vi B có thể dẫn đến những đợt tổn thương cấp gây đe doạ sức khoẻ bệnh nhân. Bênh cạnh đó, đây là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây nên bệnh cảnh của xơ gan và đặc biệt là ung thư gan. Tiêm phòng là cách hiệu quả để ngừa bệnh, hãy đi tiêm ngay nếu bạn chưa tiêm nhé. Vắc xin viêm gan B là một trong những công cụ tuyệt vời để phòng ngừa bệnh

4. Bệnh lao

Cũng là một trong những vấn đề của xứ sở nhiệt đới như Việt Nam chúng ta. Điều kiện khí hậu và môi trường quá là thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn lao. Người Việt chúng ta tiếp xúc vi khuẩn lao rất rất nhiều nhưng không phải ai cũng mắc. Bệnh đặc biệt dễ xuất hiện ở những đối tượng mà hệ miễn dịch bị suy giảm như nhiễm HIV, đái tháo đường, ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài,…

5. Viêm gan siêu vi C

Viêm gan C cũng là một bênh tương đối hay gặp ở Việt Nam tuy không nhiều bằng viêm gan B. Bệnh thường tiến triển mạn tính và là nguyên nhân gây ung thư gan và xơ gan. Trái với viêm gan B, viêm gan C không có vắc xin phòng ngừa nhưng lại có thuốc đặc trị. Do đó hãy điều trị bệnh tích cực nếu bị mắc để phòng ngừa những hậu quả không tốt sau đó nhé.

6. Nhiễm HIV

HIV từ lâu đã nhắc đến với tâm lý sợ hãi. Tuy nhiên nhiễm HIV hiện có thể kiểm soát rất tích cực bằng thuốc ARV và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Tuy thế, khống chế tỉ lệ nhiễm HIV luôn là mục tiêu của các hệ thống y tế của các quốc gia.

Người bệnh HIV có thể tử vong ở giai đoạn muộn do các bệnh lý cơ hội khi hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, cần có những biện pháp phòng ngừa tích cực để không mắc căn bệnh này. Một trong những cách hiệu quả nhất là sinh hoạt tình dục lành mạnh và có biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su.

Mặc dù là thế, HIV không phải lây lan trong tiếp xúc thông thường. Thậm lý vết thương ngoài da của người chăm sóc tiếp xúc trực tiếp máu của người bệnh nhiễm HIV thì nguy cơ lây nhiễm cũng chỉ có 0,3%. Những người mắc thường có gánh nặng tâm lý nhất định.Do vậy, đừng kì thị mà hãy gần gũi và giúp đỡ người nhiễm HIV bạn nhé

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm thường gặp

Để phòng ngừa bệnh, chúng ta có thể có những cách thức tích cực mà bản thân có thể thực hiện được:

  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi. Sử dụng nguồn nước và thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và vệ sinh đúng.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi, đeo khẩu trang khi đến những nơi có nguy cơ cao. Sử dụng khẩu trang đúng cách.
  • Vệ sinh môi trường sống.
  • Quản lý chặt chẽ và phù hợp nhà vệ sinh, bể phân, chuồng gia súc, vật nuôi,…
  • Tiêm chủng đầy đủ.
  • Đời sống tình dục lành mạnh.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi.
  • Hạn chế tập trung những nơi đông đúc.
  • Rửa tay thường xuyên.

Bệnh truyền nhiễm là một trong những đặc điểm nổi bật tại Việt Nam. Bệnh thường tác động trên phạm vi cộng đồng và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến từng cá nhân. Một số bệnh có thể phòng ngừa và điều trị tích cực trước khi tiến đến giai đoạn xuất hiện các biến chứng nặng nề. Hãy thăm khám và điều trị tích cực ngay có thể để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng nhé.

Xem thêm: Bệnh bạch biến không phải là bệnh truyền nhiễm

Liên hệ tư vấn hỗ trợ điều trị HIV tại nhà

  • Chuyên đề nghiên cứu và phổ cập kiến thức điều trị bệnh truyền  nhiễm (HIV, Viêm gan virus A,B,C…)
  • Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Dược sĩ Thủy: 0865521080 (telegram)
  • Dược sĩ Hải:  0869191080 (zalo)
  • Website: Benhtruyennhiem.com
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *