PrEP là gì?
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV (PrEP – pre-exposure prophylaxis)
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là sử dụng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra khuyến cáo về sử dụng PrEP uống hằng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao vào năm 2014 và trong khuyến cáo bổ sung năm 2016 nhấn mạnh PrEP có chứa tenofovir disproxil fumarate (TDF) nên được cung cấp như một biện pháp dự phòng bổ sung trong gói dự phòng kết hợp cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Bên cạnh PrEP uống hằng ngày, WHO khuyến cáo sử dụng PrEP tình huống (ED-PrEP) đối với nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).
PrEP uống hằng ngày là sử dụng thuốc ARV có chứa tenofovir uống hằng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP uống hằng ngày dùng cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, bao gồm MSM, người chuyển giới nữ (TGW), phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy và vợ, chồng, bạn tình âm tính của người có HIV. PrEP tình huống (event-driven PrEP hay ED-PrEP), là sử dụng thuốc ARV uống 2 viên trước khi có quan hệ tình dục qua đường hậu môn từ 2 đến 24 giờ và tiếp tục uống viên thứ 3 sau 24 giờ uống liều đầu tiên và viên thứ 4 sau 24 giờ uống liều thứ hai. ED-PrEP chỉ sử dụng cho MSM có quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
PEP là gì?
PEP là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP – Post-Exposure Prophylaxis):
PEP, hay còn gọi là dự phòng sau phơi nhiễm, là việc sử dụng thuốc kháng vi rút HIV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người âm tính với HIV và đã phơi nhiễm với HIV.
PEP chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không dành cho những người có thể bị phơi nhiễm với HIV thường xuyên. PEP có thể phù hợp với bạn nếu bạn âm tính với HIV hoặc không biết tình trạng nhiễm HIV của mình và bạn nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc với HIV trong 72 giờ qua. PEP thường được sử dụng trong các tình huống sau:
- Phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể khi thực hành nghề nghiệp: cán bộ y tế bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay khi làm thủ thuật, tiếp xúc trực tiếp với máu khi cấp cứu; công an trấn áp tội phạm tiếp xúc với máu của tội phạm v.v…
- Khi quan hệ tình dục không an toàn (ví dụ: bạn đã bị rách bao cao su với bạn tình không rõ tình trạng nhiễm HIV hoặc quan hệ với bạn tình nhiễm HIV mà không biết tải lượng vi rút hoặc tải lượng vi rút không bị ức chế).
- Khi tiêm chích ma túy: dùng chung hoặc các thiết bị khác được sử dụng để tiêm chích ma túy, hoặc
- Khi bị tấn công tình dục (hãm, hiếp, cưỡng dâm v.v…).
PEP cũng chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không nhằm thay thế việc sử dụng thường xuyên các phương pháp dự phòng HIV khác.
Tổng kết
Cụ thể:
PrEP |
PEP |
|
Về tên gọi | Dự phòng trước phơi nhiễm | Dự phòng sau phơi nhiễm |
Uống khi nào? | Trước khi phơi nhiễm HIV
Uống mỗi ngày trước khi có nguy cơ nhiễm HIV |
Sau khi phơi nhiễm HIV
Điều trị khẩn cấp: uống trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm HIV |
Ai cần dùng? | Người chưa nhiễm HIV nhưng:
|
Người chưa nhiễm HIV nhưng đã bị phơi nhiễm HIV:
|
Hiệu quả | Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn 90% và tiêm chích ma túy tới 70%. | Phòng lây nhiễm HIV nếu uống đúng đủ và càng sớm càng tốt. |
Liên hệ tư vấn hỗ trợ điều trị HIV tại nhà
- Chuyên đề nghiên cứu và phổ cập kiến thức điều trị bệnh truyền nhiễm (HIV, Viêm gan virus A,B,C…)
- Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
- Dược sĩ Thủy: 0865521080 (telegram)
- Dược sĩ Hải: 0869191080 (zalo)
- Website: Benhtruyennhiem.com