Vì sao quan hệ tình dục ở người đồng tính nam có nguy cơ cao lây nhiễm HIV? Quan hệ tình dục qua hậu môn nói riêng và quan hệ tình dục ở người đồng tính nam nói chung có nguy cơ nhiễm HIV cao do nhiều lý do khác nhau. Vậy làm sao để hạn chế nguy cơ nhiễm HIV ở người đồng tính nam khi tỷ lệ người đồng tính hiện nay ngày càng gia tăng?
Tình hình diễn biến tăng nhanh HIV ở nhóm quan hệ đồng tính nam (MSM)
Ngày 28/9/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5866/QĐ-BYT về việc ban hành Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) giai đoạn 2018 – 2020.
Trong bối cảnh hình thái dịch HIV của Việt Nam chuyển sang lây truyền chủ yếu qua đường tình dục và nhóm MSM được coi là nhóm nguy cơ chính trong dịch HIV ở Việt Nam. Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1246/QĐ -TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, trong đó có chỉ tiêu “Tỷ lệ người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030”(3).
Việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV ở nhóm có hành vi nguy cơ cao, qua đó giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới và về lâu dài sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho quỹ BHYT khi chi trả cho các dịch vụ điều trị HIV.
Sau 3 năm khởi động, chương trình điều trị PrEP đã được triển khai tại 27 tỉnh, thành phố với 13.625 khách hàng sử dụng dịch vụ điều trị PrEP, trong đó 78% khách hàng là MSM. Qua theo dõi gần 3 năm triển khai điều trị PrEP chỉ có 8 khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV dương tính do không tuân thủ điều trị, không có khách hàng nào bị nhiễm HIV khi tuân thủ điều trị tốt.
Nếu so với nghiên cứu của Trường đại học Y Hà Nội qua theo dõi 1.498 MSM không điều trị PrEP sau 12 tháng có 56 trường hợp MSM dương tính với HIV (chiếm tỷ lệ 3,73%) thì việc triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP đã làm giảm tới hơn 98% ca nhiễm HIV.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy điều trị PrEP làm giảm lây nhiễm HIV đến 86% ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (nghiên cứu IPERGAY và PROUD), làm giảm lây nhiễm HIV đến 75% ở nhóm cặp bạn tình dị nhiễm (nghiên cứu Partners PrEP), làm giảm lây nhiễm HIV đến 62% ở nhóm quan hệ tình dục khác giới (nghiên cứu TDF2).
Vì sao quan hệ tình dục ở người đồng tính nam có nguy cơ cao lây nhiễm HIV?
Quan hệ tình dục là một trong ba con đường chính lây nhiễm HIV. Trong đó, quan hệ tình dục ở người đồng tính nam được đánh giá có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn vì những lý do như sau:
Tư thế quan hệ tình dục không an toàn:
- Đa số đồng tính nam đều quan hệ tình dục qua hậu môn, tuy nhiên lớp niêm mạc ở hậu môn thường mỏng và rất dễ bị tổn thương trong quá trình quan hệ, điều này đã vô tình tạo điều kiện cho virus HIV lây nhiễm dễ dàng.
- Bên cạnh quan hệ tình dục qua hậu môn, quan hệ bằng đường miệng cũng có thể lây nhiễm HIV nếu đối phương có vết thương hở trong miệng.
- Nam giới khi quan hệ với bạn tình nói chung và bạn tình đồng giới thường không thích sử dụng bao cao su, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường tình dục có tỷ lệ cao hơn, trong đó có HIV.
Bao cao su:
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ làm nguy cơ nhiễm HIV cao hơn.
- Nam giới đồng tính thường có xu hướng ngại đi đến bệnh viện do lo sợ nhân viên y tế phát hiện và kỳ thị giới tính, điều này vô hình khiến nhiều người không phát hiện ra bản thân nhiễm HIV khiến nguy cơ nhiễm HIV trong cộng đồng cao hơn, đặc biệt đối với các đối tượng thường xuyên quan hệ tình dục và không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
Chú ý: Do thiếu hiểu biết nên nhiều người đồng tính cho rằng nguy cơ nhiễm HIV chỉ xảy ra đối với quan hệ tình dục với phụ nữ, còn quan hệ tình dục ở người đồng tính nam thì sẽ không có vấn đề gì. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì không những quan hệ tình dục ở người đồng tính nam có thể lây nhiễm HIV mà tỷ lệ lây nhiễm còn cao hơn so với các con đường khác.
Người đồng tính nam cần làm gì để ngừa lây nhiễm HIV
Mặc dù quan hệ tình dục ở người đồng tính nam có nguy cơ nhiễm HIV cao nhưng nếu mọi người biết cách bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ tình dục an toàn thì sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này:
Quan hệ tình dục an toàn
- Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục, để tránh trường hợp hậu môn bị rách khi quan hệ tình dục qua hậu môn, bạn có thể sử dụng thêm chất bôi trơn.
- Vệ sinh sạch sẽ miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục sau khi quan hệ tình dục.
- Nên tìm hiểu rõ về tình trạng sức khỏe đối phương trước khi quan hệ tình dục và quan trọng nhất là không nên quan hệ đồng tính với quá nhiều người, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Quan hệ tình dục đồng giới nam hoặc lưỡng giới
- Bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV
- Đảm bảo sức khỏe cho bản thân và người còn lại: Nên đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cả hai không mang mầm bệnh trong người, nếu thấy các dấu hiệu bất thường từ cơ thể hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm HIV thì nên đến bệnh viện kiểm tra, không nên trốn tránh.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc gây nghiện để tránh trường hợp không kiểm soát được bản thân dẫn đến quan hệ không an toàn.
Bảo vệ nam quan hệ tình dục đồng giới là PrEP
Ngoài ra, có một biện pháp có thể bảo vệ nam quan hệ tình dục đồng giới là PrEP – điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. PrEP có thể bảo vệ nam quan hệ tình dục đồng giới khỏi nguy cơ lây nhiễm HIV lên đến 98% và được Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo sử dụng.
Liên hệ tư vấn hỗ trợ điều trị HIV tại nhà
- Chuyên đề nghiên cứu và phổ cập kiến thức điều trị bệnh truyền nhiễm (HIV, Viêm gan virus A,B,C…)
- Địa chỉ: Số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
- Dược sĩ Thủy: 0865521080 (telegram)
- Dược sĩ Hải: 0869191080 (zalo)
- Website: Benhtruyennhiem.com