HIV ở trẻ em

Mặc dù xã hội hiện nay đã có những cái nhìn cởi mở hơn về bệnh HIV nhưng nó vẫn được xem là bệnh thế kỷ. Căn bệnh này khi xuất hiện ở người lớn vốn đã khiến không ít người xung quanh dè chừng nên với trẻ nhỏ, nó càng là vấn đề tế nhị. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ những vấn đề đáng lưu tâm nhất về vấn đề nhiễm HIV ở trẻ em.

Con đường nào lây nhiễm HIV ở trẻ em?

Trẻ em nhiễm HIV là do lây nhiễm từ các con đường:

Từ mẹ bị HIV

  • Đây cũng là nguyên nhân chính ở các trường hợp trẻ nhiễm HIV. Thai phụ bị HIV thì nguy cơ trẻ sinh ra cũng bị nhiễm bệnh là rất cao. Virus này thường được truyền qua nhau thai, số ít trường hợp khác lây truyền qua sữa mẹ nếu nồng độ virus ở trong máu mẹ cao.
  • Khi người mẹ sinh con bằng cách đẻ thường, trẻ phải tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ qua đường sinh dục hoặc sự trao đổi giữa máu mẹ với máu thai nhi trong quá trình chuyển dạ, sẽ làm cho trẻ bị lây nhiễm HIV. Trường hợp đa thai thì trẻ sinh ra trước sẽ cho nguy cơ bị lây HIV cao hơn so với các trẻ sinh sau vì tiếp xúc với dịch âm đạo chứa nhiều virus gây bệnh hơn.

Truyền qua máu

Nếu trẻ phải phẫu thuật và phải truyền máu thì nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ qua con đường truyền máu. Đây là xác suất rất hiếm khi xảy ra vì hầu hết các bệnh viện đều tuân thủ rất nghiêm ngặt quy trình lấy và truyền máu. Chỉ khi xảy ra sơ xuất trong khâu kiểm tra người hiến máu thì mới xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh.

Dùng chung bơm kim tiêm

Nếu trẻ phải thường xuyên tiếp cận với thuốc tiêm thì nguy cơ lây nhiễm HIV sẽ cao. Khả năng lây HIV cho trẻ qua con đường này xảy ra khi trẻ phải dùng chung kim tiêm với người bị HIV.

HIV ở trẻ em có triệu chứng thế nào?

Tùy vào đối tượng bị mắc bệnh mà triệu chứng HIV ở trẻ cũng sẽ có sự khác nhau:

– Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV

Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thì thường xuất hiện triệu chứng:

+ Sưng to hạch bạch huyết.

+ Cơ quan nội tạng bị sưng nên kích thước bụng của trẻ sơ sinh nhiễm HIV sẽ có sự bất thường.

+ Lưỡi và má của trẻ có các mảng trắng.

+ Ngẫu nhiên xuất hiện cơn tiêu chảy.

+ Có bệnh lý ở phổi: lao phổi, viêm phổi,…

– Trẻ nhỏ nói chung bị nhiễm HIV

HIV ở trẻ em có các triệu chứng tương đối giống với trẻ sơ sinh kèm theo các hiện tượng khác như:

+ Mắc các bệnh lý ở nội tạng, chủ yếu là thận và gan.

+ Bị nhiễm trùng nhưng không thường xuyên, xảy ra ở mũi và tai.

+ Sốt dai dẳng trên 4 tuần.

+ Mắc bệnh lý về da như: chàm, ban ngứa, viêm nang lông,…

+ Giảm cân, chậm lớn nên rất khó đạt được mốc phát triển cơ bản so với trẻ bình thường.

+ Bị suy dinh dưỡng.

Chẩn đoán HIV ở trẻ em

Việc chẩn đoán xác định trẻ em nhiễm HIV cần phải dựa trên các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của loại virus gây bệnh ở trong các tổ chức cơ thể hoặc máu của trẻ. Mặt khác, HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con nên cũng cần xét nghiệm HIV cho mọi thai phụ.

Cụ thể xét nghiệm chẩn đoán HIV ở trẻ như sau:

– Với trẻ mới sinh

Xét nghiệm PCR tìm axit nucleic của HIV để khẳng định trẻ sơ sinh và trẻ dưới 18 tháng tuổi bị nhiễm HIV. Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm là trẻ ở 4 – 6 tuần tuổi.

– Với trẻ lớn

Xét nghiệm ELISA nhằm tìm kiếm sự có mặt của kháng thể HIV. Tiếp theo sau đó, thử nghiệm Western Blot sẽ được thực hiện để khẳng định chính xác kết quả từ xét nghiệm ELISA, tránh trường hợp bị dương tính giả.

Điều trị HIV ở trẻ em bằng cách nào?

Điều trị cho trẻ em nhiễm HIV mục tiêu chính là nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Theo đó, trẻ sẽ được dùng ART hoặc thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của HIV và giữ cho lượng tế bào CD4 duy trì mức ổn định trong cơ thể trẻ.

Tất cả các loại thuốc điều trị HIV cho trẻ em không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh nhưng góp phần làm chậm diễn tiến của bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh của từng trẻ mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV ở trẻ em

Như đã nói ở trên, đại đa số HIV ở trẻ em là do lây truyền từ mẹ. Vì thế, muốn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý này ở trẻ thì cần phải phòng ngừa từ chính vấn đề này tức là điều trị dự phòng cho con bằng cách:

– Không nuôi con và cho con bú sữa mẹ để tránh làm cho trẻ bị lây HIV qua sữa mẹ.

– Điều trị ARV cho thai phụ nhiễm HIV ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm xuống mức dưới 2%.

– Nên sinh mổ (nếu có thể) để ngăn chặn khả năng lây truyền của virus.

Không phải ai cũng có thể nhận diện chính xác được triệu chứng của bệnh HIV. Vì thế, nếu nghi ngờ trẻ em nhiễm HIV, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để làm những xét nghiệm giúp chẩn đoán đúng bệnh. Ngoài ra, việc nâng cao hiểu biết về con đường lây lan bệnh lý này cũng là rất cần thiết bởi nó giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc HIV ở trẻ em.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *